Khu rừng Thạch Thất là một chỉnh thể, và vườn Lá Mây đang học theo logic của tự nhiên để trở thành một phần của nơi đây. Đây là những cây keo bị đổ sau mùa mưa bão, được cắt bằng xếp thành đường đi.
Những thân gỗ xếp hàng ngay ngắn trong vườn Lá Mây, vốn là những cây keo. Chúng hút chất dinh dưỡng từ đất để lớn lên, và bây giờ trả lại sinh khối cho đất khi đã hoàn thành chu trình sống, bằng cách che phủ. Đó là một trong những nguyên lý của Syntropic AgroForestry: MULCHING (mặt đất không nên chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời).
Theo Gotsch, bề mặt của đất nên luôn được bao phủ bởi một lớp hữu cơ tự nhiên (mulch) như thân gỗ, cành to, cành bé, lá cây… Trung bình 1m2 đất nên được bao phủ bởi khoảng 4kg mulch khô (tương đương 6-10kg/m2/năm thực vật tươi). Lớp hữu cơ này sẽ giữ CO2 trong đất, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, giúp giữ nước, ngăn xói mòn, cân bằng nhiệt độ, cải tạo đất. Trong lần đầu tiên thực hiện Syntropic farming, Lá Mây có pha trộn một số loại phân hữu cơ (organic fertilizer), và sau đó khu vườn sẽ tự điều chỉnh mình, tự tạo fertilizer mà không cần bổ sung thêm bất kỳ loại phân bón nào khác, với sự hỗ trợ của Pruning – cắt tỉa. Lá Mây sẽ nói kỹ hơn về Pruning ở những bài viết sau.