Đây là 2 chị nông dân người dân tộc Mường – những người lao động địa phương đã gắn bó với Lá Mây từ những ngày đầu tiên về núi. Hôm trước khi thấy 2 chị đứng tần ngần ngắm vạt dã quỳ nở rực cả đường đi trong buổi chiều chạng vạng, Lá Mây nói ngày mai nắng, các chị nhớ mang theo quần áo đẹp để em chụp ảnh.
Vậy là có mấy chiếc ảnh trong trang phục Mường thật xinh này.
Lao động địa phương tại Lá Mây Farm
Nhìn mong manh như vậy, nhưng thực ra các chị nông dân của Lá Mây cực kỳ khỏe mạnh. Mỗi ngày đều làm việc không kể khi nắng, khi mưa, không kể đường đất dốc cao, cứ phăm phăm bê vác leo lên leo xuống, việc nặng việc nhẹ gì cũng đến tay, mà việc vườn thì nhiều vô kể.
Trong Lá Mây có 2 mảnh vườn cũ của 2 chị (Lá Mây đã từng viết về mảnh rừng tre của bác Quang bố chị tại đây: https://lamay.com.vn/mua-mang-rung/), và giống như cách của người Mường vẫn sống ngàn đời nay, các chị vẫn gắn bó với mảnh đất đó bằng một cách khác.
Lao động địa phương tại Lá Mây Farm
Về đây sống mới thấy, phụ nữ Mường rất đẹp. Dáng dấp đẹp vì lao động chân tay, da dẻ hồng hào vì tắm rửa ăn uống bằng nguồn nước suối nhiều khoáng chất chảy từ núi, vì hít thở không khí sạch của rừng. Những cái cây trong vườn Lá Mây cũng đang lớn lên như vậy. Ở nơi này con người và thiên nhiên hoà hợp.
Lao động địa phương tại Lá Mây Farm

Đồng hành cùng địa phương

Nhân công người Mường là một trong những ưu tiên của Lá Mây trong quá trình phát triển đồng hành với địa phương, bao gồm:
  • Ưu tiên giống bản địa;
  • Ưu tiên sử dụng lao động địa phương;
  • Đào tạo nghề cho lao động địa phương;
  • Ưu tiên vật liệu tại chỗ.
Lao động địa phương tại Lá Mây Farm Lao động địa phương tại Lá Mây Farm Lao động địa phương tại Lá Mây Farm Lao động địa phương tại Lá Mây Farm Lao động địa phương tại Lá Mây Farm Lao động địa phương tại Lá Mây Farm