Hồng Yên Thôn – Giống bản địa

Đây là Hồng Yên Thôn, một loại hồng giống bản địa được trồng từ xa xưa bởi người Mường khu vực Thạch Xá, Ba Trại, Lại Thượng… nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Diện tích trồng hồng Yên Thôn đang ngày càng bị thu hẹp. Theo một nghiên cứu(*), có những thời điểm mà tại nơi nguyên sản, hồng Yên Thôn chỉ còn vẻn vẹn 77 cây.

Ở vườn Lá Mây, dãy hồng Yên Thôn được trồng ở mảnh đất mà bên này là xưởng, bên kia là thung lũng, trước mặt là dãy núi trải dài. Quả hồng rất đẹp, từ khi đậu quả đến khi trưởng thành thì màu xanh, đến khi đủ độ già thì dần chuyển vàng, rồi chín dần thành màu cam, đến độ ngọt nhất là đỏ rực.

Và dù ở thời điểm nào thì đám quả cũng căng bóng chắc nịch và thơm nhẹ. Vào những ngày lạnh tháng 11 như thế này, đứng trên đỉnh đồi thấy mùa thu của núi thật yên lành phía sau những chùm hồng Yên Thôn chín đỏ.

Giống bản địa là một trong những ưu tiên của Lá Mây trong quá trình phát triển đồng hành với địa phương, bao gồm:

  • Ưu tiên giống bản địa;
  • Ưu tiên sử dụng lao động địa phương (người Mường);
  • Đào tạo nghề cho lao động địa phương;
  • Ưu tiên vật liệu tại chỗ.

Hồng Yên Thôn - Giống bản địa Hồng Yên Thôn - Giống bản địa Hồng Yên Thôn - Giống bản địa

—–
(*): Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển nguồn gen hồng Yên Thôn tại huyện Thạch Thất, Hà Nội
Mã số: 01C-05

Hồng Yên Thôn - Giống bản địa Hồng Yên Thôn - Giống bản địa Hồng Yên Thôn - Giống bản địa Hồng Yên Thôn - Giống bản địa Hồng Yên Thôn - Giống bản địa Hồng Yên Thôn - Giống bản địa

Hồng Yên Thôn - Giống bản địa